VỆ SINH ĂN UỐNG VÀ THỰC HIỆN ĂN CHÍN UỐNG SÔINgày 19/08/2024 10:08:59 Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng để hoạt động và làm việc hiệu quả. Song, đó cũng là nguồn gây bệnh tiềm ẩn nếu thực phẩm không đảm bảo an toàn và chế biến không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Biện pháp phòng bệnh là phải thực hiện ăn chín uống sôi, chế biến thực phẩm đúng cách Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thực phẩm không an toàn có thể gây ra bệnh rất nặng và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.Để đảm bảo sức khỏe người dân cần thực hiện các bước thực hành như sau: 1.Vệ sinh ăn uống: Bàn tay là trung gian đem mầm bệnh vào cơ thể con người. Giữ bàn tay sạch là một bước quan trọng để tránh bị bệnh hoặc lây nhiễm chéo vào thực phẩm chế biến. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng được xem là một việc quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh và giữ cho thực phẩm được an toàn khi sử dụng. Việc rửa tay với nguyên tắc 03 trước và 05 sau: trước khi tiếp xúc với nguyên liệu thực phẩm, trước khi tiếp xúc thực phẩm chín, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống, sau khi đi vệ sinh, ho, hắt hơi, sổ mũi, sau khi đổ rác, sau khi tiếp xúc với các chất bẩn hóa hóa chất khác. Nguyên tắc rửa tay với xà phòng được thực hiện theo quy trình rửa tay 06 bước của Bộ Y tế. Cần đảm bảo làm sạch các ngón tay, kẽ ngón tay, mu bàn tay và lòng bàn tay. Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 20 đến 30 giây. 2. Thực hiện ăn chín, uống sôi: Sử dụng thực phẩm không đảm bảo và có liên quan đến tập quán ăn uống như: tiết canh, nem chạo, gỏi sống, rau sống cũng là nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm. Việc sử dụng thực phẩm chưa được nấu chín kỹ hoặc còn sống có thể luôn tiềm ẩn những nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa, nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn, nấm mốc; nặng hơn có thể đe dọa tính mạng con người như bệnh viêm màng não do sán dây lợn, bệnh viêm não do liên cầu lợn, tắc ruột do giun …; hoặc tử vong do biến chứng bệnh liên quan đến thần kinh, tim mạch … Do vậy để phòng bệnh, người tiêu dùng phải thực hành ăn chín, uống sôi. Không ăn thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín kỹ như tiết canh, thịt tái, các loại gỏi cá sống, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn. 3. Chế biến thực phẩm đảm bảo nhiệt độ thích hợp: Chúng ta không thể nhìn, ngửi, nếm được các loại vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, cần nấu tất cả thực phẩm đạt đến nhiệt độ bên trong tối thiểu khối thực phẩm trước khi lấy thực phẩm ra khỏi nguồn nhiệt hoặc nấu ở nhiệt độ cao hơn, thực hành theo bảng sau: Thực phẩm | Nhiệt độ bên trong tối thiểu của thực phẩm | Thịt bò, thịt heo, thịt bê, thịt cừu bít tết, sườn, thịt nướng | 62,8oC và để yên trong ít nhất 03 phút | Các loại thịt xay | 71,1oC | Thịt nguội tươi hoặc hun khói (chưa nấu chín) | 62,8oCvà để yên trong ít nhất 03 phút | Thịt nguội đã nấu chín hoàn toàn (để hâm nóng) | Hâm nóng thịt nguội đã nấu chín được đóng gói trong các nhà máy được USDA kiểm định ở 60oC và các loại khác ở 73,9oC | Các loại thịt gia cầm (ức, nguyên con, chân, đùi, cánh, thịt xay, nội tạng, thịt nhồi) | 73,9oC | Trứng | 71,1oC | Cá và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ | 62,8oC | Thức ăn thừa | 73,9oC | Thịt hầm | 73,9oC | Nguồn: Biểu đồ nhiệt độ bên trong tối thiểu an toàn, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 2020 Nhằm đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình, người tiêu dùng hãy rửa tay với xà phòng, đây làmột thói quen đơn giản nhưng đóng vai trò quan trọng, góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Thực hiện ăn chín, uống sôi, chế biến thực phẩm đúng cách để đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần phòng ngừa ngộ độc thực cho chính bản thân mình và cho toàn xã hội.
Đăng lúc: 19/08/2024 10:08:59 (GMT+7)
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng để hoạt động và làm việc hiệu quả. Song, đó cũng là nguồn gây bệnh tiềm ẩn nếu thực phẩm không đảm bảo an toàn và chế biến không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Biện pháp phòng bệnh là phải thực hiện ăn chín uống sôi, chế biến thực phẩm đúng cách Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thực phẩm không an toàn có thể gây ra bệnh rất nặng và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.Để đảm bảo sức khỏe người dân cần thực hiện các bước thực hành như sau: 1.Vệ sinh ăn uống: Bàn tay là trung gian đem mầm bệnh vào cơ thể con người. Giữ bàn tay sạch là một bước quan trọng để tránh bị bệnh hoặc lây nhiễm chéo vào thực phẩm chế biến. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng được xem là một việc quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh và giữ cho thực phẩm được an toàn khi sử dụng. Việc rửa tay với nguyên tắc 03 trước và 05 sau: trước khi tiếp xúc với nguyên liệu thực phẩm, trước khi tiếp xúc thực phẩm chín, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống, sau khi đi vệ sinh, ho, hắt hơi, sổ mũi, sau khi đổ rác, sau khi tiếp xúc với các chất bẩn hóa hóa chất khác. Nguyên tắc rửa tay với xà phòng được thực hiện theo quy trình rửa tay 06 bước của Bộ Y tế. Cần đảm bảo làm sạch các ngón tay, kẽ ngón tay, mu bàn tay và lòng bàn tay. Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 20 đến 30 giây. 2. Thực hiện ăn chín, uống sôi: Sử dụng thực phẩm không đảm bảo và có liên quan đến tập quán ăn uống như: tiết canh, nem chạo, gỏi sống, rau sống cũng là nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm. Việc sử dụng thực phẩm chưa được nấu chín kỹ hoặc còn sống có thể luôn tiềm ẩn những nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa, nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn, nấm mốc; nặng hơn có thể đe dọa tính mạng con người như bệnh viêm màng não do sán dây lợn, bệnh viêm não do liên cầu lợn, tắc ruột do giun …; hoặc tử vong do biến chứng bệnh liên quan đến thần kinh, tim mạch … Do vậy để phòng bệnh, người tiêu dùng phải thực hành ăn chín, uống sôi. Không ăn thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín kỹ như tiết canh, thịt tái, các loại gỏi cá sống, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn. 3. Chế biến thực phẩm đảm bảo nhiệt độ thích hợp: Chúng ta không thể nhìn, ngửi, nếm được các loại vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, cần nấu tất cả thực phẩm đạt đến nhiệt độ bên trong tối thiểu khối thực phẩm trước khi lấy thực phẩm ra khỏi nguồn nhiệt hoặc nấu ở nhiệt độ cao hơn, thực hành theo bảng sau: Thực phẩm | Nhiệt độ bên trong tối thiểu của thực phẩm | Thịt bò, thịt heo, thịt bê, thịt cừu bít tết, sườn, thịt nướng | 62,8oC và để yên trong ít nhất 03 phút | Các loại thịt xay | 71,1oC | Thịt nguội tươi hoặc hun khói (chưa nấu chín) | 62,8oCvà để yên trong ít nhất 03 phút | Thịt nguội đã nấu chín hoàn toàn (để hâm nóng) | Hâm nóng thịt nguội đã nấu chín được đóng gói trong các nhà máy được USDA kiểm định ở 60oC và các loại khác ở 73,9oC | Các loại thịt gia cầm (ức, nguyên con, chân, đùi, cánh, thịt xay, nội tạng, thịt nhồi) | 73,9oC | Trứng | 71,1oC | Cá và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ | 62,8oC | Thức ăn thừa | 73,9oC | Thịt hầm | 73,9oC | Nguồn: Biểu đồ nhiệt độ bên trong tối thiểu an toàn, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 2020 Nhằm đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình, người tiêu dùng hãy rửa tay với xà phòng, đây làmột thói quen đơn giản nhưng đóng vai trò quan trọng, góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Thực hiện ăn chín, uống sôi, chế biến thực phẩm đúng cách để đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần phòng ngừa ngộ độc thực cho chính bản thân mình và cho toàn xã hội.
|